DA THUỘC VÀ TÍNH CHẤT CÁC LOẠI DA
Mình viết note này vì có nhiều khách hàng muốn biết rõ hơn về chất liệu và chất lượng của từng loại túi ví da thật, và cũng vì dạo quanh một vòng, thấy nhà nào bán túi y như rằng viết rất tự tin “túi/ví da thật nguyên miếng” trong khi nhìn hình ảnh và dáng túi thì XƯỞNG ĐỒ DA đảm bảo là người bán không nói đúng sự thật về sp của họ, hoặc là chính bản thân người bán cũng không rõ về sp mình đang bán ra. Do thuộc tính da khác nhau nên kiểu dáng, chất lượng và tuổi thọ của từng loại sp đồ da cũng không giống nhau đâu ạ, nên các chị em bớt chút thời gian tham khảo khi cần để chọn cho mình những sản phẩm ưng ý và phù hợp nhé!
Da thuộc từ trước đến nay vẫn luôn được coi là loại vật liệu chế tạo các loại túi ví, dây lưng cao cấp và sang trọng nhất. Da thật có đặc tính mềm, dẻo dai và đặc biệt rất bền. Thực sự da có tuổi thọ gấp nhiều lần các loại vật liệu phủ giả da khác. Da có thể thở nên chúng có thể làm mát vào mùa hè và giữ ấm vào những tháng mùa đông. Da dùng làm vật liệu chế tạo túi, ví, dây lưng và các vật dụngkhác được trải qua một chuỗi quy trình xử lý hóa học gọi là thuộc da. Chu trình này làm mềm, làm đẹp và giúp bảo vệ da. Da thuộc có thể phân làm các loại:
Da top-grain (Hay vẫn gọi là da thuộc nguyên miếng)
Một tấm da thuộc có độ dày tùy thuộc vào tuổi, và loại động vật được lấy da để thuộc. Lớp da dày này có thể tách ra làm nhiều lớp.Da top-grain là lớp trên cùng của bộ da. Lớp trên cùng này dày khoảng 1.0 -1.5mm và cũng là phần tốt và đẹp nhất của tấm da. Da top-grain được chia làm hai loại: Da nguyên trạng (full grain) và da điều chỉnh (corrected grain). Da nguyên trạng được để giữ nguyên trạng thái tự nhiên, không điều chỉnh hạt da.Trong khi đó Da điều chỉnh được tác động bề mặt để giảm các vết xước, làm nổi để phát triển các hiệu ứng. Hầu hết các khách hàng ưa chuộng da điều chỉnh vì dễ lau chùi khi có đổ nước. Loại da này có lớp bảo vệ bề mặt và chống trầy xướctrong khi da nguyên trạng không có. Da nguyên miếng đặc tính rất bền, không bị nổ da trong quá trình sử dụng, và càng dùng da sẽ càng mềm mại hơn. Khi sử dụng quý khách nên lưu ý tránh để bề mặt da bị ma sát nhiều, đặc biệt ở các góc túi, ví để đảm bảo độ bền đẹp của sản phẩm.
Da tách lớp và phủ (Hay vẫn gọi là “da hai lớp”)
Da tách lớp là lớp dưới của bộ da sau khi đã lấy đi phần da trên cùng. Nó có thể được xử lý thành da lộn hoặc da tách lớp & phủ bề mặt. Da tách lớp và phủ bề mặt (coatedsplit) thường cứng và kém bền hơn da top-grain. Do lớp da thật bên trong và lớp phủ nhân tạo bên ngoài có độ dãn nở khác nhau, nên trong điều kiện thời tiếtnóng ẩm như ở VN, da vẫn có thể bị bong tróc, gãy nếp sau một thời gian sử dụng nhất định. Độ bền của da tách lớp phụ thuộc nhiều vào chất lượng của lớp phủ nhân tạo trên bề mặt da, điều này bằng mắt thường rất khó đánh giá. Tuy nhiên ưu điểm của da tách lớp và phủ bề mặt, là có thể tạo nên những tấm da có độ cứng nhất định, phù hợp để chế tác các loại túi, ví có form cứng, hộp rất thời trang– Điều mà da nguyên miếng rất khó làm được (vì da nguyên miếng càng dùng sẽ càng mềm, và nếu để lớp da miếng thật dày để có độ cứng cần thiết thì túi/ví lại quá nặng, không tiện sử dụng).
Da tách lớp và phủ bề mặt vẫn có thể chế tác để có vân da gần giống như da thật nguyên miếng, tuy nhiên khi nhìn mặt cắt của da có thể thấy lớp da không đồng nhất (tách làm hai lớp), chất da cứng hơn, bề mặt da không có các lỗ chân lông như da miếng, hoặc nếu có thì là do chế tác tạo nên, vì thế mặt da rất đồng đều không tự nhiên, khi bấm vào bề mặt da thì độ đàn hồi của da kém hơn.
Da là sản phẩm tự nhiên, không phải là vật liệu nhựa hay vinyl, nên có những khác biệt về màu sắc. Ngay trên cùng một tấm dacũng có thể có sự khác biệt về cảm giác giữa các vị trí. Sự khác biệt này không phải là lỗi sản xuất. Đây là đặc tính tự nhiên của da thật 100{5ae1e57d3e03397a85411de7030805c029e92c3781cdafd30c8daa4f37e2332f}. Những dấu hiệu như vậy của tự nhiên cũng chính là lý do khiến da trở nên được yêu thích.Cũng giống như da của bạn có khác nhau giữa nơi này với nơi khác, da bò cũng vậy.
Cho dù da là một sản phẩmrất bền chắc, nó vẫn cần có sự chăm sóc. Nếu đặt lâu dưới ánh sáng mặt trời nó có thể bị phai màu cũng giống như các loại vải tốt. Tránh đặt da gần nguồn nhiệt nóng vì điều đó sẽ làm khô da gây nên nứt gãy. Tránh để các vật nhọn trên da. Hạn chế sử dụng hóa chất đánh bóng hay xà bông.
(Ví da thật từ JAROSS)
Cách Phân Biệt Da Thuộc
Với những ưu điểm nhưbền, đẹp, độ đàn hồi tốt… những sản phẩm thuộc da luôn là sự quan tâm của nhữngngười yêu thời trang. Vậy nhưng làm sao để biết được đó là da thuộc, hay da nhân tạo, hay sản phẩm giả da? Dưới đây là những bí quyết dành cho bạn khi lựa chọn da để làm sản phẩm.
1. Da lợn:Lỗ chân lông hiện ra trên bề mặt tròn và thô, hơi nghiêng, cứ ba lỗ chụm lại vớinhau. Trên mặt thấy khá nhiều những hình tam giác nhỏ, sờ tay vào thấy cứng, phẳng,rắn, thường dùng để làm giày dép da, vali và túi.
2. Dabò/ trâu: Da bò, lỗ chân lông có hình tròn, thẳng, không khít lại với nhau vàphân bố đều. Còn da trâu thì lỗ chân lông to hơn, số lỗ ít hơn, mềm nhão hơn dabò, trông không được mịn và đẹp như da bò. Hai loại này thường được dùng làmgiày, dép da.
3. Da ngựa:Lỗ chân lông có hình bầu dục, không rõ ràng, to hơn lỗ chân lông của da bò, sắpxếp có quy tắc, trên mặt xốp mềm, tối màu. Dùng để làm vali, túi.
4. Da dê(sơn dương): Trên mặt da có những đường vân hình vòng cung mà trên đó có 2-4 lỗchân lông to, xung quanh có những lỗ nhỏ. Mặt da trông mịn, thớ chặt, sờ vào thấydẻo. Thường dùng dể làm bao tay, túi xách, đồ mặc đi săn.
5. Da cừu:Mỏng, mềm, lỗ chân lông nhỏ li ti và có hình bầu dục, cứ mấy lỗ kết hợp vớinhau thành hàng dài, phân bố đều khắp. Thường dùng làm túi xách.
6. Giảda: Bề ngoài sờ tay vào thấy giống như da dê, nhưng nhìn kỹ không thấy lỗ chânlông, đó là đồ gia công.
CÁCH PHÂN BIỆT DA THẬT,GIẢ DA
– Chất liệu giả da thông thường có hai loại chính: simili và PU. Với simili, bạn có thể dễ dàng nhận biết bởi chất liệu này giá rẻ, cứng, được phủ một lớp polyeste trên bề mặt nên rất bóng, thường được may làm hàng chợ. Riêng PU thì dễ gây nhầm lẫn hơn, bởi đây làchất liệu giả da cao cấp, mềm mại gần giống da thật. Tuy nhiên, bản chất PU vẫn là dạng hợp chất tổng hợp nhân tạo nên có thể bong tróc theo thời gian.
– Da thật có mùi ngai ngái,còn da giả thì có mùi ni lông hoặc có mùi của chất hóa học (giống mùi nhựa hoặc mùi sơn, xăng thơm).
– Khi hơ lửa sản phẩm da: Nếu là da thật miếng da bị cháyxém và có mùi khét của hợp chất hữu cơ (mùi giống thịt nướng ^^), còn giả da thì vón cục.
– Nhỏ một vài giọt nước lên bề mặt da. Nếu là da thật thì sau một vài phút, bạn sẽ thấy vệt nước lan rộng ra, thấm vào da. Da thật luôn hấp thu độ ẩm.
– Quan sát bằng mắt: bề mặt da thật hơi ráp, có các đường vân của da rất tự nhiên, hoặc có những vết lồi lõm, tùy theo kỹ thuật thuộc và gia công mà bề mặt da sẽ có độ phẳng, mềm… tuy nhiên vẫn còn để lại dấu vết gồ ghề tương đối. Trên bề mặt da thật, nhìn kỹ sẽ có những lỗ chân lông nhỏ, có thể nhìn thấy bằng kính lúp thông thường. Bề mặt da thật không có vết nứt hay vết rạn như da giả. Còn bề mặt da giả thường sẽ láng, trơn tru và bằng phẳng.
– Khi dùng ngón tay ấn mạnh lên bề mặt túi, nếu là da thật sẽ để lại vết lõm. Còn với da giả và các chất liệu tổng hợp sẽ không thể có được độ đàn hồi này.
– Da thật để một thời gian, màu sẽ bớt đi độ tươi, hơi xỉn. Khi đó, bạn lau sạch và thoa lên một ít kem dưỡng da hoặc xi không màu thì bề mặt sản phẩm da thật sẽ tươi màu và mềm mại ngay. Da giả ít thay đổi màu sắc hoặc ko bị tác động nhiều bởi các loại xi hay kem dưỡng da .
– Các sản phẩm da thật nhất là túi xách da bò lúc mới thì cứng, nhưng càng dùng càng mềm. Ví da giả thì sẽ rất nhanh bị khô, rạn nứt.
– Da thật khi chưa thành phẩm thường có kích thước nhỏ và có hình dáng theo hình dáng của loài động vật cho ra loại da đó, thường loằn ngoằn và không vuông vứt, da giả thường có kích thước tấm da rất lớn và vuông vức.
– Mặt trong của ví da thật hầu như để trần, còn da giả thì có miếng lót, có lớp giấy bìa định hình. các sản phẩm giả da thường được lót vải hoặc dạng chỉ đan xen nhau được ép mặt sau của da
Ghi chú: Đối với một số loại da, hiện nay với kỹ thuật thuộc da cao, các sản phẩm da có thể có những đặc tính khác trên.
Ví dụ:
– Đối với loại da sơn – bề mặt da được phủ một lớp sơn (lớp sơn này rất bền và không bị bong theo thời gian) khi đốt lên có thể có mùi khét của hóa chất (sơn), khi gạch nhẹ thì da không bị xướt, và ítbị thấm nước.
– Đối với Da sáp hoặc da dầu, bề mặt ngoài của da được phủ một lớp sáp/ dầu để bảo vệ da (dưỡng da) giúp da luôn ẩm và không bị khô ráp. loại da này rất dễ bị trầy tuy nhiên. vết trầy sẽ mất hẵn khi dùng xi hoặc kem dưỡng da đánh đều
—->Cuối cùng điều quan trọng nhất để biết chính xác chất lượng Da, chúng ta nên tới trực tiếp cửa hàng hoặc nơi sản xuất sản phẩm (nếu có thể) để xem và thử da một cách tốt nhất vì trên thực tế, chúng ta không thể dùng các phương pháp thử ở trên để thử trực tiếp lên sản phẩm. Sẽ rất khó để một chủ cửa hàng nào đó cho bạn mang da đốt hoặc các phương pháp thử tương tự…